Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2025
Lượt xem: 52
Hiện nay, hầu hết chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh đang được xử lý bằng hình thức chôn lấp thông thường, vừa lãng phí tài nguyên, vừa làm tăng diện tích đất phục vụ chôn lấp; nguy cơ phát sinh nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường cần giải quyết như nước rỉ rác, mùi hôi, khí thải phát sinh từ bãi chôn lấp…

Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đã được các địa phương trong tỉnh triển khai thực hiện trong Phong trào xây dựng nông thôn mới. Tuy
nhiên, kết quả đạt được chưa rõ nét do các hoạt động phân loại có quy mô nhỏ, manh mún, hiệu quả từ hoạt động phân loại chất thải tại nguồn đối với thu gom,
vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt còn hạn chế; hoạt động thu gom, vận chuyển chưa đồng bộ với các hoạt động phân loại tại nguồn. 
Việc triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh sẽ góp phần tăng cường công tác quản lý chất thải rắn, phù hợp với chiến lược quốc gia, giảm áp lực đối với việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt như: giảm diện tích bãi chôn lấp, giảm chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt; đồng thời, tận dụng được các loại chất thải rắn khác thông qua các hoạt động tái sử dụng, tái chế. Trên cơ sở tính cấp thiết từ thực tế, ngày 21/8/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 156/KH-UBND triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh.

1. Mục tiêu

a) Năm 2024

- Hoàn thành cơ bản việc triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn toàn tỉnh; các cơ quan, đơn vị nhà nước trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

- Tỷ lệ chất thải được phân loại tại nguồn của các hộ gia đình ở các phường, thị trấn cơ bản đạt 50%, ở các xã đạt 30%.

- Trên 70% các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh được trang bị kiến thức về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.3

b) Năm 2025

- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn của các hộ gia đình ở các xã, phường, thị trấn đạt 100%.

- 100% các xã, phường, thị trấn có giải pháp cụ thể trong phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý đối với chất thải nguy hại và chất thải cồng kềnh sau khi được phân loại.

- 100% các điểm tham quan, khu du lịch, siêu thị, trung tâm thương mại, chợ được trang bị các thiết bị phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

 2. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt đưa ra nhận diện tối đa chủng loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân và phân loại thành 3 nhóm chất thải chính theo đúng quy định tại Khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường gồm: (1) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; (2) Chất thải thực phẩm; (3) Chất thải rắn sinh hoạt khác. 

Trong đó, Nhóm I là Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chia thành 8 nhóm nhỏ gồm: Giấy thải; Nhựa thải; Kim loại thải; Thuỷ tinh thải; Vải, đồ da; Đồ gỗ; Cao su; Thiết bị điện, điện tử thải bỏ. Nhóm chất thải này được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải.

Nhóm II là Chất thải thực phẩm: được tận dụng tối đa làm phân hữu cơ, thức ăn gia súc. Trường hợp không tận dụng làm phân hữu cơ, thức ăn gia súc phải được chứa, đựng trong các bao bì riêng theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải.

Nhóm III là Chất thải rắn sinh hoạt khác, được chia thành 3 nhóm nhỏ gồm: Chất thải nguy hại; Chất thải cồng kềnh; Chất thải khác còn lại. Nhóm chất thải này phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải.

3. Hướng dẫn kỹ thuật nhận diện và phân loại chất thải rắn sinh hoạt (theo Phụ lục của Kế hoạch 156/KH-UBND)

anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai

Toàn văn Kế hoạch số 156/KH-SKHCN đính kèm: 

                                                                    Tin: Ngọc Minh, Văn phòng S

  • Từ khóa :

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
       HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
Không tìm thấy Video trong hệ thống dữ liệu

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NINH BÌNH
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Toàn Thắng - Phó Giám đốc Sở KH & CN Ninh Bình.
Địa chỉ: Số 23, đường Trần Hưng Đạo, Phường Đông Thành, TP Ninh Bình.
Điện thoại: 0229 3871157, Fax: 0229 3872316, Email: skhcn@ninhbinh.gov.vn
Designed by VNPT Ninh Binh - Hotline: 02293.880.903