Sở hữu trí tuệ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm OCOP
Lượt xem: 1241
Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc trưng của các địa phương trong tỉnh, các doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung đăng ký bảo hộ và quản lý hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản của mình. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được duy trì và phát triển, đồng thời đã tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng

Ninh Bình là địa phương có khối lượng tài sản trí tuệ lớn và đa dạng, để khai thác và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh, trong những năm qua Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình hỗ trợ đăng ký bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm, hàng hóa của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, trong những năm vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu UBND tỉnh về mục tiêu xây dựng, bảo hộ và quản lý nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu thông thường các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề mang địa danh, Sở đã trình UBND phê duyệt đặt hàng danh mục dự án sở hữu trí tuệ và xây dựng thành công nhãn hiệu cho các sản phẩm: Dê núi Ninh Bình, dứa Đồng Giao, Cơm cháy Ninh Bình, Cói mỹ nghệ Kim Sơn, mắm tép Gia Viễn, Thêu ren Văn Lâm-Ninh Hải, Nem chua Yên Mạc, Cá tràu tiến Vua, Khoai sọ Yên Quang, Đào phai Tam Điệp...và xây dựng các nhãn hiệu thông thường cho các chủ thể sản xuất như: Gốm, rượu, bánh đa, lộc bình, các sản phẩm dược liệu, thực phẩm chế biến...

Việc bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh Ninh Bình đã góp phần nâng cao vị thế cho các sản phẩm nông nghiệp đặc sản và sản phẩm làng nghề trên thị trường trong quá trình hội nhập quốc tế. Chia sẻ về vai trò của sở hữu trí tuệ với việc bảo hộ sản phẩm OCOP, ông Phạm Văn Trung, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Ninh Bình cho hay: Việc đăng ký bảo hộ và quản lý hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản sẽ góp phần duy trì và phát triển thương hiệu, các doanh nghiệp, hợp tác xã và chủ sở hữu sản phẩm.

Song song với hoạt động xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm OCOP, hàng năm, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp tổ chức kiểm tra về ghi nhãn hàng hoá, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đặc biệt là các nội dung liên quan đến sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm. Nhờ đó, các sản phẩm được gắn nhãn sẽ được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

anh tin bai

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt và các Đại biểu thăm gian hàng OCOP tỉnh Ninh Bình

Nâng cao giá trị của sản phẩm và doanh nghiệp

Hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định và có nhiều chuyển biến tích cực trong việc nhận thức đúng đắn của các cơ quan quản lý các cấp của tỉnh, huyện, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức nghiệm thu các dự án xây dựng nhãn hiệu chứng nhận các sản phẩm: Hàu giống Kim Sơn, Sen Hoa Lư; hướng dẫn và tham mưu trình UBND cho phép thực hiện 03 dự án mới cho các sản phẩm đặc sản của địa phương gồm: Xây dựng nhãn hiệu tập thể Gốm Gia Thủy, xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm: Nhung hươu Nho Quan, Mật ong sú vẹt Kim Sơn và tiếp tục thực hiện các dự án: xây dựng nhãn hiệu chứng nhận Trà hoa vàng Cúc Phương, Bún mọc Kim Sơn, dưa Gia Viễn và Rau cần Yên Hòa; tư vấn xây dựng 03 Trang thông tin điện tử hệ thống nhận diện cho các sản phẩm Dê núi Chính Thư, Cơm cháy An Phú – Kim Sơn và sản phẩm Bánh đa Nguyễn Hảo –Yên Khánh; Tư vấn, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục, tiến trình bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, cụ thể theo thống kê, tỉnh Ninh Bình nộp 72 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp, trong đó có 42 đơn được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ.

anh tin bai

Thành quả này đạt được là nhờ công tác tuyên truyền tập huấn, phổ biến kiến thức, chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ cũng như công các hướng dẫn xác lập quyền và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đã được tổ chức tốt và đều đặn. Đặc biệt, trong năm 2023 Phòng Công nghệ - Chuyên ngành, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh và các huyện, thành phố trong công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức các bước trong việc lập hồ sơ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm OCOPtổ chức 07 lớp đào tạo tập huấn phát triển thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông nghiệp của địa phương với gần 600 người tham dự;

Việc bảo hộ nhãn hiệu là sự ghi nhận chính thức của Nhà nước về quyền sở hữu độc quyền của tổ chức, cá nhân đối với nhãn hiệu, từ đó có cơ chế tương ứng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của chủ sở hữu. Bảo vệ hiệu quả quyền sở hữu nhãn hiệu nói riêng và các đối tượng sở hữu trí tuệ nói chung góp phần thúc đẩy sáng tạo và đổi mới kỹ thuật sản xuất, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể trong nền kinh tế, cũng như nâng cao giá trị sản phẩm và giá trị của doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, bảo vệ lợi ích quốc gia.

Thực tế cho thấy, việc xây dựng nhãn hiệu sản phẩm không khó nhưng “bài toán” giữ vững và phát triển nhãn hiệu là vấn đề nan giải. Đòi hỏi các đơn vị cần xây dựng và thực hiện đúng quy chế quản lý sử dụng nhãn hiệu; Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người sản xuất, vai trò của các hội viên, giám sát chất lượng sản phẩm, tạo sự đoàn kết trong sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, tăng cường giới thiệu, quảng bá sản phẩm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để sản phẩm có tính lan tỏa, nhân rộng trên quy mô lớn.

anh tin bai

Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao năm 2023

Để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp đối với nhãn hiệu của mình được bảo vệ và thực thi trên thị trường thì các tổ chức, cá nhân, bao gồm cả các tổ chức, cá nhân đang tham gia phát triển sản phẩm OCOP nên tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ.

Nhãn hiệu được bảo hộ là cơ sở, nền tảng để tổ chức, cá nhân tham gia vào các hệ thống chứng nhận như OCOP. Mặt khác, việc sản phẩm, dịch vụ được gắn tem chứng nhận OCOP sẽ tạo điều kiện để giá trị nhãn hiệu được nâng cao hơn, tạo niềm tin hơn cho người tiêu dùng./.

                                                      Đinh Xuân Trường

                                                    Trưởng phòng Công nghệ - Chuyên ngành

  • Từ khóa :

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
       HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
Không tìm thấy Video trong hệ thống dữ liệu

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NINH BÌNH
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Toàn Thắng - Phó Giám đốc Sở KH & CN Ninh Bình.
Địa chỉ: Số 23, đường Trần Hưng Đạo, Phường Đông Thành, TP Ninh Bình.
Điện thoại: 0229 3871157, Fax: 0229 3872316, Email: skhcn@ninhbinh.gov.vn
Designed by VNPT Ninh Binh - Hotline: 02293.880.903