Hội nghị sơ kết 03 năm triển khai thực hiện nội dung “Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.
Lượt xem: 184
Ngày 14/5/2024, tại Thừa Thiên – Huế, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai thực hiện nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025) để đánh giá bước đầu thực hiện việc phát triển vùng trồng dược liệu quý và đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Thứ Trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tham dự và chủ trì hội nghị.
anh tin bai

Đến dự Hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, Ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế, đại diện Văn Phòng Chính Phủ, Văn phòng Quốc Hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy Ban Dân tộc, Văn phòng Điều phối Chương trình Mục tiêu quốc gia Dân tộc thiểu số và miền núi, đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, đại diện các Hội nghề nghiệp, các cơ sở, doanh nghiệp nuôi trồng, sản xuất, kinh doanh dược liệu.

Hội nghị đã nghe các báo cáo và tham luận từ đại diện của một số bộ, ngành Trung ương, đại diện doanh nghiệp, đại diện các tỉnh, thành phố triển khai dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý và từ đại diện các tỉnh có tiềm năng khai thác và phát triển dược liệu báo cáo về quá trình triển khai nội dung thuộc chương trình đầu tư, hỗ trợ. Tại hội nghị, các đại biểu đã phát biểu thảo luận, tham luận chia sẻ kinh nghiệm triển khai thực hiện cũng như làm rõ nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc, đồng thời đề xuất các bộ, ngành trung ương một số nội dung như: sửa đổi, bổ sung nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý; ban hành hướng dẫn cụ thể nội dung, cơ chế hỗ trợ từ việc sử dụng, quyết toán nguồn vốn đầu tư...

anh tin bai

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu khai mạc hội nghị

Giai đoạn từ 2021-2025, Bộ Y tế đã triển khai 22 dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý gồm: 18 vùng trồng, 4 dự án trung tâm nhân giống với mục tiêu bước đầu hình thành hệ thống chuỗi giá trị phát triển dược liệu quý, hình thành ý thức nuôi trồng dược liệu theo chuỗi giá trị và bảo tồn nguồn gien dược liệu đảm bảo các quy trình và tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Qua đó, kết hợp bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

anh tin bai

Bà Phan Thúy Hiền, Tiến sỹ, Phó Viện trưởng Viện Dược liệu -Bộ Y tế cho biết, hiện nay có khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển sử dụng thảo dược để chăm sóc sức khỏe ban đầu. Nhu cầu này mỗi năm ở Việt Nam là 60.000 - 80.000 tấn nhưng thực tế chỉ cung cấp khoảng 15.600 tấn/năm.

Theo bà Phan Thúy Hiền, tồn tại trong phát triển dược liệu hiện nay là chưa xây dựng được nhiều vùng dược liệu tập trung đạt tiêu chuẩn theo GACP-WHO, chủ yếu quy mô vẫn nhỏ lẻ, manh mún. Ngoài ra, thiếu quy trình quản lý, kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến độ an toàn, chất lượng; thiếu các cơ sở sơ chế, chế biến đạt tiêu chuẩn. Các sản phẩm từ dược liệu chưa đa dạng, sản lượng ít, thị trường tiêu thụ không ổn định. Bên cạnh đó, việc phát triển vùng dược liệu quý là nội dung mới, khó, nguồn nhân lực triển khai còn hạn chế. Các địa phương triển khai thực hiện phần nhiều là các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nên trình độ nhận thức, kỹ thuật còn hạn chế, không có sự quan tâm, vào cuộc của doanh nghiệp đầu tư. Đến thời điểm hiện tại các dự án đầu tư vẫn chưa có sản phẩm cụ thể.

Để phát triển dược liệu được như kỳ vọng, về khoa học công nghệ cần áp dụng công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng, sơ chế, bảo quản dược liệu. Nhân rộng việc áp dụng tiêu chuẩn GACP – WHO và tiêu chuẩn hữu cơ cho tất cả vùng trồng dược liệu tại các địa phương.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho rằng: Tiềm năng phát triển cây dược liệu tại vùng miền núi, dân tộc thiểu số là rất lớn. Thực hiện việc phát triển vùng dược liệu quý thành công ở vùng miền núi, dân tộc thiểu số sẽ giúp người dân đồng bào ổn định thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, hạn chế du canh, du cư. Đây là giải pháp phát triển kinh tế, giảm nghèo cho người dân. Thứ trưởng cũng đề nghị bộ, ngành, Trung ương tiếp thu ý kiến các địa phương, có trách nhiệm hướng dẫn thể chế để người dân thực hiện đúng mục tiêu phát triển dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao. Về phía các địa phương cần quan tâm đôn đốc, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các dự án đảm bảo hiệu quả đề ra.

Đối với tỉnh Ninh Bình, giai đoạn từ năm 2020 đến nay, thực hiện chủ trương phát triển ngành dược liệu tỉnh Ninh Bình, Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu với UBND tỉnh phê duyệt cho triển khai thực hiện 09 nhiệm vụ cấp tỉnh về nghiên cứu, trồng, chăm sóc, sơ chế và chế biến dược liệu. Trong đó nhiều đề tài đã nghiệm thu, cho kết quả tốt và đang được duy trì, nhân rộng. Một số đề tài tiêu biểu:

- Ứng dụng khoa học công nghệ hoàn thiện quy trình nhân giống, nuôi trồng, thu sinh khối, chế biến tảo xoắn Spirulina tại thành phố Tam Điệp.

- Xây dựng mô hình sản xuất cây dược liệu Cúc Hoa vàng (Chrysanthemum indicum L) và Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora (Thunb) Haraldson) đạt hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.

- Nghiên cứu quy trình nhân giống, trồng, sơ chế cây Cam thảo đất (Scoparia dulcis L.) và Cam thảo dây (Abrus preatorius L.) theo hướng GACP WHO phục vụ người tiêu dùng và khách du lịch tỉnh .Ninh Bình.

- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình thương phẩm cây xạ đen (Ehretia asperula ZollingeretMoritzi) trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

- Nghiên cứu bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen cây dược liệu Hoàng đằng (Fibraureatinctoria) tại Ninh Bình.

- Nghiên cứu bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen cây dược liệu
cây Khôi tía (Ardisia silvestris Pitard) tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.

- Nghiên cứu bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen cây
dược liệu Bổ béo (Gomphandra tonkinensis Gagnep) tại huyện Nho Quan, tỉnh
Ninh Bình…

Thời gian tới, Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh để lựa chọn, hỗ trợ, triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ về bảo tồn, phát triển cây dược liệu thuộc thế mạnh của địa phương nhằm thực hiện có hiệu quả định hướng phát triển ngành dược liệu của tỉnh.

Tin và ảnh: Thu Hoài

  • Từ khóa :

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
       HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
Không tìm thấy Video trong hệ thống dữ liệu

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NINH BÌNH
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Toàn Thắng - Phó Giám đốc Sở KH & CN Ninh Bình.
Địa chỉ: Số 23, đường Trần Hưng Đạo, Phường Đông Thành, TP Ninh Bình.
Điện thoại: 0229 3871157, Fax: 0229 3872316, Email: skhcn@ninhbinh.gov.vn
Designed by VNPT Ninh Binh - Hotline: 02293.880.903