Đánh giá hiệu quả của phương pháp tiêm ngoài màng cứng bằng methylprednisolon acetat trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình.
1. Tên
nhiệm vụ: Đánh giá hiệu quả của phương pháp tiêm ngoài màng cứng
bằng methylprednisolon acetat trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tại bệnh
viện đa khoa tỉnh Ninh Bình.
2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình.
Địa chỉ: Đường Tuệ
Tĩnh, phường Nam Thành, TP. Ninh Bình.
3. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham
gia chính:
Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Đinh Huy Cương.
Cá nhân tham gia: Bùi Văn Dương; Vũ Thị Phương
Thảo; Trần Thị Hải; Đinh Văn Hà; Phùng Văn Ngọc; Nguyễn Quang Vũ; Đặng Thị Hường;
Nguyễn Thị Bích Ngọc; Hà Nguyệt Linh.
Cấp nhiệm vụ: Cấp tỉnh.
4. Mục tiêu
của nhiệm vụ:
- Mô
tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
-
Đánh giá hiệu quả điều trị, tác dụng không mong muốn của phương pháp tiêm ngoài
màng cứng cột sống cổ.
5. Kết quả
thực hiện (tóm tắt):
Qua nghiên cứu 2 nhóm bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống
cổ, với 82 bệnh nhân được thực hiện điều trị bằng 2 phương pháp tiêm ngoài màng
cứng cột sống cổ và phong bế cạnh rễ cột sống cổ:
5.1. Lâm
sàng và hình ảnh cộng hưởng từ:
5.1.1. Lâm
sàng:
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gặp ở mọi lứa tuổi, trung
bình từ 52,24±11,25 đến 56,18±10,57 tuổi, tỷ lệ nam/ nữ từ 0,54/1 đến 0,56/1.
- Lâm sàng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ rất đa dạng,
phong phú, gồm nhiều hội chứng, các hội chứng có thể xuất hiện đồng thời, đan
xen nhau, hoặc kế tiếp nhau, nhưng vẫn có một hội chứng chiếm ưu thế.
+ Hội chứng cột sống cổ thấy ở 100% số bệnh nhân, hội chứng
chèn ép rễ đơn thuần là 81%-95%, hội chứng rễ-tủy 10%-14,6%; hội chứng tuần
hoàn sống nền; hội chứng thần kinh thực vật ít gặp.
+ Điểm đau cột sống thấy ở 95%-100%, đau và co cứng cơ cạnh
sống cổ là 62,5% - 73,8%, thường xuyên mỏi cổ là 85%-88,1%, hạn chế vận động cột
sống cổ là 67,5%-73,8%.
+ Đau và rối loạn cảm giác kiểu rễ cổ là 78,6%-92,5%, dấu
hiệu Spurling dương tính 40,5%-52,5%, dấu hiệu Lhermitte dương tính 10%-14,6%.
5.1.2. Hình ảnh
cộng hưởng từ:
- Vị trí thoát vị: Thoát vị đĩa đệm C5-C6
hay gặp nhất (30,6%-34,6%), tiếp theo là C4-C5
(28,4%-30,6%), C6-C7 chiếm 12%-13,6%.
- Số tầng thoát vị: một tầng gặp nhiều nhất (40,5%- 45%),
hai tầng chiếm (28,6%-35%), ba tầng chiếm 15%-28,6%.
- Thoát vị cạnh trung tâm hay gặp nhất, thoát vị vào lỗ
ghép và thoát vị Schmorl ít gặp.
5.2. Điều trị.
- Phương pháp tiêm ngoài màng cứng có hiệu quả điều trị tốt
hẳn hơn phương pháp phong bế cạnh cột sống. Cụ thể:
+ Nhóm nghiên cứu tiêm ngoài màng cứng, bệnh nhân đạt mức
độ rất tốt (giảm ≥ 75% triệu chứng) là 61,9%, mức độ tốt (giảm ≥ 50% triệu chứng)
là 35,7%, cộng chung giảm ≥ 50% triệu chứng là 97,6%.
+
Nhóm chứng (phong bế cạnh cột sống) bệnh nhân đạt mức độ rất tốt (giảm ≥ 75%
triệu chứng) là 5%, mức độ tốt (giảm ≥ 50% triệu chứng) là 5%, mức độ tốt (giảm ≥ 50%
triệu chứng) là 62,5%, cộng chung giảm ≥ 50% triệu chứng là 67,5%.
+
Hệ số thuyên giảm các triệu chứng lâm sàng vào cận lâm sàng của nhóm tiêm ngoài
màng cứng, cao hơn hẳn nhóm phong bế cạnh cột sống.
-
Tác dụng không mong muốn: Trong quá trình thực hiện thủ thuật tiêm ngoài màng cứng
cột sống cổ chưa gặp bất kỳ tai biến, biến chứng nào.
6. Thời gian bắt đầu và kết thúc: 29 tháng (Từ tháng 02 năm
2015 đến tháng 6 năm 2017)./.