08/07/2022
Sử dụng đúng cách máy vi tính, điện thoại di động, máy tính bảng
Sóng điện
từ (sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia gama,…) là điện từ
trường lan truyền trong không gian dưới dạng sóng với đặc trưng cơ bản nhất là
tần số. Mỗi loại sóng điện từ là một loại năng lượng chuyển động với tốc độ ánh
sáng trong môi trường chấn động.
Ảnh minh họa
Dưới góc độ vật lý, sóng điện từ là
một dạng vật chất đặc biệt mang theo năng lượng lan truyền trong không gian
theo thời gian. Khi lan truyền trong không gian, năng lượng của sóng điện từ sẽ
âm thầm tác động đến cơ thể con người và chỉ gây hại sau một khoảng thời gian
dài tác động. Điều nguy hiểm là các giác quan của con người không cảm nhận được
tình trạng ô nhiễm sóng điện từ. Khi các yếu tố như ánh sáng, tiếng động, mùi
vị hay nhiệt độ có lượng vượt quá sức chịu đựng, cơ thể con người sẽ có phản xạ
nhắm mắt, bịt tai, bịt mũi, rụt tay,… Còn ngay cả khi đứng trong một trường bức
xạ điện từ có cường độ rất cao, các giác quan của con người đều vô cảm và cơ
thể không có bất kỳ phản ứng tự vệ nào.
Điện thoại, máy tính bảng thực chất
là một thiết bị thu và phát sóng điện từ; từ trường quanh nó hàng ngày, hàng
giờ xâm nhập vào cơ thể chúng ta. Do vậy, sẽ rất nguy hiểm nếu chúng không được
sử dụng đúng cách.
Công
nghệ điện thoại di động sử dụng bức xạ điện từ có
tần số trong ngưỡng khoảng 2,5 GHz, gần với phạm vi và có tính chất tương tự
như sóng microwave của lò vi sóng. Hàng ngày, một phần năng lượng của sóng vô
tuyến phát ra từ điện thoại di động sẽ được hấp thụ bởi phần đầu của chúng ta.
Bức xạ phát ra bởi một chiếc điện thoại GSM có thể có công suất cực đại là 2
watt. Tốc độ mà cơ thể người hấp thụ
các sóng vô tuyến này được đo bằng chỉ số hấp thụ sóng radio của cơ thể
người (Chỉ số SAR - Specific Absorption Rate; càng thấp càng tốt, từ 1,6 - 2 W/Kg).
Nếu chỉ số SAR vượt quá giới hạn, nó có thể gây ra cả tác động nhiệt và phi
nhiệt, đặc biệt là ở vùng tai và đầu người - khu vực tiếp xúc gần với bức xạ
nhất. Hiệu ứng nhiệt của vi sóng (microwave) là nhiệt điện môi, trong đó, bất
kỳ vật liệu điện môi nào như các mô sống đều có thể được làm nóng bằng cách
quay các phân tử phân cực (ví dụ như phân tử nước).
Bức xạ của sóng di động có thể làm
mất cân bằng nội tiết tố; tác động đến não gây khó ngủ, tăng nguy cơ mắc u não,
ung thư não; gây xuất hiện những nốt mẩn đỏ ở vùng má, tai, ngón tay; bức xạ
của sóng điện từ tổn hại đến nhãn cầu, gây đục thủy tinh thể làm phá vỡ chức
năng tiếp nhận thông tin của tế bào; tổn thương thính lực không phục hồi, thậm
chí gây điếc; làm giảm mật độ canxi trong xương, gây loãng xương. Trong quá
trình thu và phát sóng, bức xạ điện từ sinh ra từ điện thoại di động sẽ khiến
cho AND của các tế bào sinh sản bị dị dạng, suy giảm cả về số lượng và chất
lượng tinh trùng, buồng trứng. Vì vậy, cần tránh để điện thoại di động gần eo,
lưng, túi quần; khi nghe lâu nên để xa tai, dùng tai nghe hoặc loa ngoài, thay
vì nghe thì nên nhắn tin; tốt nhất nên hạn chế tối đa thời gian tiếp xúc với
máy vi tính, điện thoại di động, máy tính bảng.
Sử dụng đúng cách máy vi tính, điện
thoại di động, máy tính bảng là giải pháp tốt nhất để giảm thiểu mối nguy hại
từ sóng điện từ./.
Tin: KS. Phạm
Mạnh Dũng
Phó Chi cục trưởng Chi cục Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng