Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam
Theo đó, Thông tư này quy định về định mức kinh tế -
kỹ thuật dịch vụ xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ
tại Việt Nam, bao gồm: định mức về lao động, định mức sử dụng máy móc thiết bị,
định mức sử dụng vật liệu, cụ thể:
Thông tư hướng dẫn phương pháp xây dựng định mức kinh tế kỹ
thuật dịch vụ xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại
Việt Nam
(Ảnh
minh hoạ: Nguồn Internet)
Phương pháp, cơ sở xây dựng định mức kinh tế - kỹ
thuật
Định mức kinh tế - kỹ thuật được xây dựng theo các
phương pháp được quy định tại Điều 10 Thông tư số 21/2019/TT-BKHCN ngày 18
tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quy trình xây
dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà
nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ, bao gồm 02
phương pháp:
- Phương pháp phân
tích, thực nghiệm: Là phương pháp xây dựng định mức mà trong đó các tiêu hao về
thời gian lao động, thời gian sử dụng máy móc, thiết bị và tiêu hao vật
tư để thực hiện các nội dung công việc, phần tử công việc được xác
định trên cơ sở chụp ảnh, bấm giờ và tiến hành trong điều kiện tổ chức, kỹ
thuật hiện tại của đơn vị. Số liệu quan sát thực hiện trực tiếp tại
nơi làm việc và các nhân tố ảnh hưởng tới các thành phần hao phí là sở
cứ khoa học để phục vụ tính toán các trị số định mức. Căn cứ kỹ thuật của
định mức được xác định dựa trên các tài liệu quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật,
quy định của pháp luật về thời gian lao động, chế độ nghỉ ngơi, tiêu chuẩn,
định mức sử dụng máy móc thiết bị để xem xét và phân tích các nội dung
công việc và trị số định mức cần xác định.
Phương pháp này chỉ
áp dụng đối với những nội dung công việc có chu kỳ thực hiện theo ngày và
xuất hiện tại thời điểm tiến hành khảo sát.
- Phương pháp thống
kê tổng hợp: Là phương pháp xây dựng định mức trên cơ sở số liệu thống kê ở
thời kỳ trước được tổng hợp và phân tích.
Phương pháp này được
sử dụng để tính toán xác định trị số mức đối với những nội dung công việc
mà trình tự thực hiện và tiêu hao thời gian lao động không ổn định, chu
kỳ thực hiện không phải là hàng ngày và không diễn ra tại thời điểm tiến
hành khảo sát.
Cơ sở xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật
Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ xử lý yêu cầu xác
nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam được xây dựng trên cơ
sở Quy trình thực hiện dịch vụ xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế
được bảo hộ tại Việt Nam đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Nội
dung định mức kinh tế - kỹ thuật
Nội dung định mức
kinh tế - kỹ thuật gồm các nội dung chính sau:
- Định mức lao động
là hao phí lao động cần thiết của các cấp bậc lao động bình quân thực tế tham
gia vào hoạt động xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được
bảo hộ tại Việt Nam. Mức hao phí trong định mức được tính bằng công, mỗi công
tương ứng với 8 giờ làm việc, định mức lao động bao gồm định mức lao động
trực tiếp và định mức lao động gián tiếp; trong đó, định mức lao động gián tiếp
(quản lý, phục vụ) bằng 10% định mức lao động trực tiếp.
- Định mức máy móc,
thiết bị là hao phí máy móc, thiết bị được sử dụng trong hoạt động xử lý yêu
cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam. Mức hao
phí trong định mức được tính bằng ca làm việc, mỗi ca tương ứng với 8 giờ
làm việc.
- Định mức vật tư là
hao phí các loại vật tư (giấy, mực in và các loại vật tư khác) cần thiết sử
dụng trực tiếp trong hoạt động xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký
quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam. Mức hao phí vật tư trong định mức được
xác định bằng số lượng từng loại vật liệu cụ thể.
Các hao phí khác
(năng lượng, nhiên liệu, cơ sở hạ tầng và các chi phí trực tiếp khác) được tính
và phân bổ cho hoạt động xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc
tế được bảo hộ tại Việt Nam khi lập đơn giá, dự toán kinh phí.
Thông tư này có hiệu
lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2023./.
Nguyễn
Duy Việt