06/06/2023
Một số kết quả kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và ghi nhãn hàng hóa trong kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ năm 2023.
Tỉnh Ninh Bình có 120 cơ
sở kinh doanh, chế tác vàng trang sức, mỹ nghệ, phần lớn tập trung ở hai thành
phố và trung tâm các huyện (chiếm khoảng 70%), số còn lại nằm rải rác trên địa
bàn toàn tỉnh.
Do
sự biến động của giá vàng trong và ngoài nước, năm 2023 hầu hết các cơ sở kinh doanh
vàng trang sức, mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh đều thu nhỏ quy mô, việc kinh doanh
giảm sôi động so với trước đây.
Thực
hiện Kế hoạch 224/QĐ-SKHCN ngày 14/12/2022 của Sở Khoa học và Công nghệ Ninh
Bình về việc phê duyệt Kế hoạch Thanh tra, kiểm tra lĩnh vực khoa học và công
nghệ năm 2023, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Ninh Bình đã tiến hành kiểm
tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đo lường trong kinh doanh
vàng; về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và ghi nhãn hàng hóa trong sản xuất,
kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ từ ngày 08/5/2023 đến ngày 02/6/2023 tại 48
cơ sở kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh.
Kết quả kiểm tra về đo lường
Tại
48 cơ sở có sử dụng 56 cân điện tử: Phạm vi đo từ 300 ÷ 6000 g, độ chia kiểm e
= 10 mg, đều đã được kiểm định ban đầu và kiểm định định kỳ đúng quy định; kiểm
tra tem, dấu kiểm định còn nguyên vẹn; Bộ quả cân được sử dụng có khối lượng
danh định và độ chính xác phù hợp với loại cân sử dụng, đều đã được kiểm định tại
tổ chức kiểm định được chỉ định, các chứng chỉ kiểm định đang trong thời hạn hiệu
lực.
Tất
cả các cơ sở kiểm tra xác định khối lượng vàng theo công bố có sai số phép đo nằm
trong giới hạn cho phép và đều thực hiện việc định kỳ tự kiểm tra, lập và lưu
giữ hồ sơ tự kiểm tra định kỳ đối với phương tiện đo (cân vàng) định kỳ ít nhất
1 lần/1 tháng theo quy định.
Kết quả kiểm tra về chất lượng và
nhãn hàng hóa
48/48
cơ sở đã lưu giữ hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng của các cơ sở sản xuất, gia
công, chế tác đối với các sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ nhập về; Đã thực hiện
ghi nhãn sản phẩm, hàng hóa theo đúng quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa; Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày
09/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số
43/2017/NĐ-CP; Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ Khoa học và
Công nghệ quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng
vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường.
Các
cơ sở cũng đã thực hiện lưu giữ kết quả kiểm tra thử nghiệm hàm lượng vàng theo
tiêu chuẩn công bố của nhà sản xuất cung cấp đối với các sản phẩm nhập về.
Thông
qua việc kiểm tra, Chi cục đã tuyên truyền trực tiếp các quy định của pháp luật
về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trong kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ để
các cơ sở nắm vững và thực hiện tốt.
Từ
kết quả trên cho thấy hoạt động kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ đã đi vào nền
nếp, góp phần lành mạnh hóa thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa
bàn tỉnh./.
Hình ảnh: Cơ sở kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ DNTN vàng bạc Hương
Sơn.
Tin và ảnh: Hà Trang Nhung
- Phó Trưởng phòng Đo lường Tổng hợp
Chi cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng