Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học công nghệ năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023
Ngày 05/01/2023, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học công nghệ năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Nguyễn Toàn Thắng, TUV, Giám đốc Sở KH&CN dự và chủ trì Hội nghị.

Tới dự Hội nghị có các đồng chí: Lê Mạnh Hùng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; Hoàng Trọng Lễ, Nguyễn Toàn Thắng - Phó Giám đốc Sở KH&CN; Lãnh đạo Sở trong khối thi đua các Sở, Ngành văn hoá, xã hội; Văn phòng UBND tỉnh; đại diện các phòng chuyên môn quản lý về KH&CN cấp huyện; đại diện các doanh nghiệp KH&CN cùng toàn thể công chức, viên chức và người lao động thuộc Sở KH&CN tỉnh Ninh Bình.

Đại biểu dự Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học công nghệ năm 2022

Ảnh: Hoàng Hiệp

Năm 2022, hoạt động KH&CN đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh:

Công tác tham mưu ban hành cơ chế, chính sách về phát triển KH&CNđược chú trọng, chất lượng văn bản được nâng lên, góp phần nâng cao công tác quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và công dân tiếp cận với hoạt động KH&CN tốt hơn. Sở KH&CN đã tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành các văn bản thực hiện hoạt động KH&CN gồm 01 Nghị quyết; 14 quyết định, 02 kế hoạch cụ thể hóa các quy định của Trung ương về KH&CN.

Hoạt động nghiên cứu KH&CN đã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương 6 khóa XI và Chương trình hành động số 16-CTr/TU của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết 20, góp phần tích cực trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Trong năm, Sở KH&CN đã trình UBND tỉnh phê duyệt 26 nhiệm vụ KH&CN; tiếp tục thực hiện 02 đề tài, dự án độc lập cấp nhà nước. Công tác triển khai, quản lý các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh được thực hiện theo đúng định hướng, tập trung cho các lĩnh vực: Nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, Công nghiệp, Khoa học xã hội nhân văn, Điều tra cơ bản và Công nghệ cao, chương trình bảo tồn phát triển quỹ gen.

Đồng chí Hoàng Trọng Lễ, Phó Giám đốc SởKH&CN báo cáo kết quả hoạt động khoa học công nghệ năm 2022 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2023

Ảnh: Đình Nam

Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hướng tới doanh nghiệp, xác định doanh nghiệp là trọng tâm đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá, như: Đổi mới công nghệ, hoàn thiện dây chuyền sản xuất máy nghiền cát nhân tạo từ đá vôi tại Ninh Bình; Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm gang hợp kim chịu nhiệt, chịu mài mòn phục vụ các ngành công nghiệp tại Ninh Bình; Ứng dụng tiến bộ KHCN trong sản xuất gốm sứ mỹ nghệ cao cấp quy mô công nghiệp phát triển thương hiệu gốm Bồ Bát, huyện Yên Mô… Trong đó, đã có nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được chuyển giao mà đối tượng hưởng lợi trực tiếp là người dân (như các quy trình trồng trọt: lúa thảo dược, nho hạ đen,... các quy trình chăn nuôi: quy trình chăn nuôi tổng hợp theo chuỗi giá trị từ chăn nuôi đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm an toàn bằng mã QR code, quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá ngạnh...; các quy trình khám chữa bệnh góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân; ...). Các kết quả nghiên cứu này đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tăng cường mối quan hệ giữa các cơ quan nghiên cứu triển khai, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trên địa bàn, nhất là tạo được mối liên kết giữa các nhà khoa học và doanh nghiệp trong sản xuất.

Công tác nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật tại các sở, ban, ngành và huyện, thành phố tiếp tục được quan tâm, đẩy mạnh. Các sở, ngành đã chủ động dành kinh phí cho công tác nghiên cứu khoa học và đưa việc nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật thành một trong những tiêu chí để đánh giá thi đua.

Công tác sở hữu trí tuệ, xây dựng nhãnhiệu cho các sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh được quan tâm thực hiện. Trong năm, tỉnh Ninh Bình nộp 147 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp, trong đó có 85 đơn được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ. Tổ chức tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ xác nhận phát triển tài sản trí tuệ đối với 3 nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phục vụ du lịch tỉnh Ninh Bình. Theo dõi, quản lý 6 nhiệm vụ gồm xây dựng nhãn hiệu chứng nhận Hàu giống Kim Sơn, Sen Hoa Lư-Ninh Bình, Bún mọc Kim Sơn, Rau cần Yên Hòa, Trà hoa vàng Cúc Phương, Dưa Gia Viễn - Ninh Bình. Việc thẩm định và cấp giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế được tiến hành chặt chẽ, đúng quy trình, quy định. Đã thẩm định, cấp/gia hạn 23 giấy phép sử dụng thiết bị X-quang, cho 20 cơ sở với 32 thiết bị; cấp 19 chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn của các cơ sở sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế trên địa bàn tỉnh.Đồng thời thẩm định 44 dự án có đầu tư công nghệ; cấp 2 giấy chứng nhận chuyển giao công nghệ cho Công ty Hyundai Thành Công.

Hoạt động thanh tra và kiểm tra được thực hiện thường xuyên, góp phần bảo đảm lợi ích người tiêu dùng. Tổ chức thực hiện 02 cuộc thanh tra chuyên ngành việc chấp hành các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trong hoạt động kinh doanh xăng dầu và việc chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn bức xạ, đo lường tại các cơ sở y tế; 06 cuộc kiểm tra việc chấp hành các quy định về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, ghi nhãn hàng hoá tại 189 cơ sở.Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo được quan tâm thực hiện đúng quy định. Trong năm, Sở không có công dân đến trụ sở đề nghị xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Cùng với đó, công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng được triển khai đồng bộ, kịp thời, đảm bảo tiến độ theo kế hoạch trong xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến với tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã hướng dẫn lập hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy đối với 14 sản phẩm thép làm cốt bê tông, thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn đối với 08 sản phẩm các loại;đôn đốc, hướng dẫn 183 cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh, trong đó gồm 19 sở và tương đương, 13 chi cục, 08 UBND cấp huyện, 143 UBND cấp xã  thực hiện duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2015.Tham mưu với UBND tỉnh triển khai Dự án “Xây dựng và áp dụng hệ thống ISO điện tử theo TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnhˮ.

Hoạt động ứng dụng tiến bộ KH&CN của Trung tâm Ứng dụng, Thông tin Khoa học công nghệ và Đo lường thử nghiệm được tổ chức thực hiện hiệu quả. Trong năm đã có nhiều tiến bộ KH&CN được ứng dụng, chuyển giao như: Mô hình trồng 01 ha húng quế thu tinh dầu trên địa bàn xã Yên Thái, huyện Yên Mô; Mô hình trồng 0,5 ha hoa cúc chi trên địa bàn xã Sơn Lai, huyện Nho Quan... Hoạt động thông tin và thống kê khoa học công nghệ đã đi vào nề nếp và phát huy hiệu quả; chế độ báo cáo thống kê ngành KH&CN được thực hiện nghiêm túc,duy trì chế độ thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ KH&CN theo quy định. Hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử và dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo nhóm 2 tiếp tục được quan tâm thực hiện cơ bản đáp ứng nhu cầu thực hiện dịch vụ của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; đã tổ chức thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn được 1.678 phương tiện đo nhóm 2, 16 máy X-quang, đo kiểm xạ 24 phòng chụp X-quang sử dụng trong y tế. Hoạt động dịch vụ sản xuất các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu tại Trung tâm được tăng cường, đã sản xuất4.749 kg giống nấm các loại các loại đảm bảo chất lượng cung cấp cho các hộ trồng nấm trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận.

Công tác Cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số… cũng được Sở KH&CN hết sức quan tâm. Năm 2022, Sở KH&CN được xếp thứ nhất toàn tỉnh về chỉ số Cải cách hành chính và xếp thứ 7 toàn tỉnh về ứng dụng chuyển đổi số

Đồng chí Nguyễn Toàn Thắng, TUV, Giám đốc Sở KH&CN phát biểu tại Hội nghị

Ảnh: Hoàng Hiệp

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Toàn Thắng, TUV, Giám đốc Sở KH&CN nhấn mạnh, năm 2022, ngành KH&CN đã tích cực triển khai các nội dung công tác, Sở KH&CN đã tham mưu HDND tỉnh ban hành Nghị quyết về danh mục dịch vụ sự nghiệp công. Các hoạt động về đề tài, dự án được triển khai theo kế hoạch, trong năm có 2 dự án nông thôn miền núi được xét duyệt và đưa vào thực hiện; các đề tài, dự án được đầu tư trọng tâm, trọng điểm mang lại hiệu quả cao. Thực hiện đề án “Bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giai đoạn 2021 - 2025” Sở KH&CN tham mưu UBND phê duyệt 3 đề tài về quỹ gen triển khai thực hiện. Hoạt động sở hữu trí tuệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã làm thay đổi nhận thức của nhiều tổ chức doanh nghiệp và cá nhân về tạo lập quản lý, bảo vệ tài sản trí tuệ, thúc đẩy phát triển thương hiệu sản phẩm hàng hoá, duy trì danh tiếng và nâng cao sức cạnh tranh. Công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng, thanh tra và quản lý an toàn bức xạ được thực hiện thường xuyên, góp phần đảm bảo lợi ích người tiêu dùng.

Nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2023, đồng chí Nguyễn Toàn Thắng, TUV, Giám đốc Sở KH&CN đề nghị các cấp, ngành, địa phương nêu cao vị trí, vai trò của KH&CN, bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Năm 2023, tiếp tục dành tập trung nguồn lực cho các nội dung KH&CN có ý nghĩa tác động trực tiếp tới các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Các đề tài, dự án KH&CN tập trung ưu tiên cho việc áp dụng các thành tựu KH&CN tiên tiến, thích hợp trong sản xuất và đời sống, nhất là các thành tựu về Công nghệ Sinh học, Công nghệ cao, Công nghệ Thông tin, Công nghệ Vật liệu mới, Chuyển đổi số...

Ưu tiên đầu tư khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và xây dựng thương hiệu, tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế.

Đẩy mạnh việc phát triển về số lượng và chất lượng các doanh nghiệp KH&CN, các tổ chức KH&CN. Tăng cường hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp và phát triển nhãn hiệu cho các sản phẩm hàng hoá trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 123/NQ-HDND của HDND tỉnh.

Tham mưu xây dựng hệ thống ISO điện tử cho các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn, đẩy mạnh hoạt động quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tạo môi trường thuận lợi cho các cơ sở sản xuất kinh doanh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ.

Đẩy mạnh hoạt động ứng dụng tiến bộ KH&NC; thực hiện tốt công tác thu thập, lưu giữ và công bố thông tin về KH&CN, khai thác có hiệu quả công tác thông tin và thống kê KHCN.

Đồng chí Nguyễn Toàn Thắng, TUV, Giám đốc Sở KH&CN trao thưởng của UBND cho 01 tập thể đạt Danh hiệu Cờ thi đua và 01 tập thể đạt Danh hiệu tập thể lao động xuất sắc

Ảnh: Đình Nam

Đồng chí Nguyễn Toàn Thắng, TUV, Giám đốc Sở KH&CN trao Giấy khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 01 tập thể và 03 cá nhân

Ảnh: Đình Nam

Đồng chí Nguyễn Toàn Thắng, TUV, Giám đốc Sở KH&CN trao Giấy khen của Giám đốc Sở KH&CN cho 01 tập thể và 01 cá nhân có thành tích trong hoạt động khoa học và công nghệ

Ảnh: Đình Nam

Tại Hội nghị, Lãnh đạo Sở KH&CN đã trao tặng danh hiệu thi đua cho các tập thể, cá nhân thuộc Sở KH&CN có thành tích xuất sắc trong hoạt động khoa học và công nghệ năm 2022./.

Nguyễn Duy Việt

  • Từ khóa :
       HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
Không tìm thấy Video trong hệ thống dữ liệu

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NINH BÌNH
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Toàn Thắng - Phó Giám đốc Sở KH & CN Ninh Bình.
Địa chỉ: Số 23, đường Trần Hưng Đạo, Phường Đông Thành, TP Ninh Bình.
Điện thoại: 0229 3871157, Fax: 0229 3872316, Email: skhcn@ninhbinh.gov.vn
Designed by VNPT Ninh Binh - Hotline: 02293.880.903