Ảnh minh họa - Nguồn: Internet
Thông tư ngày quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm
giám định viên tư pháp trong hoạt động KH&CN; tiêu chuẩn lựa chọn người
giám định tư pháp theo vụ việc trong hoạt động KH&CN; tiêu chuẩn lựa chọn tổ
chức giám định tư pháp theo vụ việc trong hoạt động KH&CN; công nhận và
đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư
pháp theo vụ việc; điều chỉnh danh sách, hủy bỏ công nhận người giám định tư
pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.
Giám định tư pháp trong hoạt động KH&CN được
quy định tại Thông tư này bao gồm giám định tư pháp thuộc các lĩnh vực: tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa; công nghệ,
thiết bị, máy móc; sở hữu công nghiệp; năng lượng nguyên tử.
Công dân
Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem
xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động KH&CN: có sức
khỏe, phẩm chất đạo đức tốt; có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt
động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
Theo Thông
tư, người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định
viên tư pháp trong hoạt động KH&CN: mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án
mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do
cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa
vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Ngoài
những quy định trên, giám định viên tư pháp trong lĩnh vực công nghệ, thiết bị,
máy móc, năng lượng nguyên tử, sở hữu trí
tuệ công nghiệp phải có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên
thuộc các ngành sau: ngành khoa học kỹ thuật và công nghệ đối với giám định tư
pháp trong lĩnh vực công nghệ, thiết bị, máy móc; một
trong các ngành vật lý hạt nhân, công nghệ hạt nhân, hóa phóng xạ đối với giám
định tư pháp trong lĩnh vực năng lượng
nguyên tử; một trong các ngành khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học vật lý,
hóa học hoặc sinh học đối với giám định tư pháp đối tượng sở hữu công nghiệp là
sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định cụ thể về việc
bổ nhiệm, miễn nhiệm, đăng tải danh sách giám định viên tư pháp trong hoạt động
KH&CN; tiêu chuẩn lựa chọn người, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc
trong hoạt động KH&CN; công nhận và đăng tải danh sách người giám định tư
pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc cũng như điều chỉnh danh sách, hủy
bỏ công nghận người giám định, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.
Về quy trình giám định tư pháp trong hoạt động
KH&CN được thực hiện theo 04 bước: Tiếp nhận đối tượng giám định và tài liệu,
đồ vật có liên quan; Chuẩn bị giám định; Thực hiện giám định và Bàn giao kết luận
giám định. Trong đó, việc thành lập hội đồng giám định tư pháp trong hoạt động
KH&CN; căn cứ thực hiện giám định tư pháp, chi phí và chế độ bồi dưỡng giám
định tư pháp trong hoạt động KH&CN; cách thực hiện giám định tư pháp trong
hoạt động KH&CN; thời gian giám định; kết luận giám định cũng như thành phần
hồ sơ giám định tư pháp trong hoạt động KH&CN cũng được quy định chi tiết tại
Thông tư này.
Thông tư áp dụng đối với các đơn vị thuộc Bộ
KH&CN, cơ quan chuyên môn về KH&CN thuộc Ủy ban nhân cấp tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
15/6/2022 và thay thế Thông tư 35/2014/TT-BKHCN ngày 11/12/2014 của Bộ trưởng
Khoa học và Công nghệ quy định về giám định tư pháp trong hoạt động KH&CN./.
Tin:
Nguyễn Duy Việt